ĐOÀN PHƯỜNG 13
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

ĐOÀN PHƯỜNG 13

QUẬN TÂN BÌNH
 
Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

 

 Một số hội thi thường tổ chức tại chi đoàn

Go down 
Tác giảThông điệp
Khổng_gia

Khổng_gia


Tổng số bài gửi : 82
Age : 40
Registration date : 30/10/2007

Một số hội thi thường tổ chức tại chi đoàn Empty
Bài gửiTiêu đề: Một số hội thi thường tổ chức tại chi đoàn   Một số hội thi thường tổ chức tại chi đoàn Icon_minitimeThu Sep 18, 2008 12:25 am

V. MỘT SỐ LOẠI HÌNH HAY TỔ CHỨC


1. Hội thi thuyết trình
a. Khái niệm:
- Hội thi thuyết trình thường được sử dụng trong việc tuyên truyền về chủ trương chính sách, nghị quyết của Đảng; tuyên truyền về một nội dung giáo dục mà tổ chức Đoàn muốn định hướng cho đoàn viên, thanh niên.
- Đây là hình thức thi thường được sử dụng trong trường hợp đối tượng dự thi là cá nhân.
b. Yêu cầu:
- Lựa chọn nội dung thi phù hợp với từng đối tượng tham gia, đây sẽ là điều kiện tiên quyết cho sự thành công của hội thi. Bởi mỗi đối tượng khác nhau sẽ có sự quan tâm về các vấn đề khác nhau. Tìm hiểu đúng vấn đề mà đoàn viên, thanh niên quan tâm sẽ thu hút được sự tham gia đông đảo và có chất lượng của đoàn viên, thanh niên.
- Mời ban giám khảo là người am hiểu và có uy tín về nội dung của hội thi để có sự đánh giá chính xác, khách quan về chất lượng, kết quả của người dự thi, cũng như kịp thời có sự điều chỉnh, định hướng các nhận thức chưa đúng của người dự thi.

2. Hội thi hùng biện:
a. Khái niệm:
- Hội thi hùng biện thường được sử dụng nhằm mục đích nắm tình hình diễn biến tư tưởng, nhận thức chính trị của đoàn viên, thanh niên đối với một vấn đề chính trị xã hội cụ thể, từ đó có sự điều chỉnh định hướng tư tưởng trong đoàn viên, thanh niên kịp thời. Chính vì vậy mà hội thi hùng biện bao giờ cũng được giới hạn ở một nội dung, một vấn đề cụ thể, nhất định.
- Tương tự như hội thi thuyết trình, hình thức này cũng thường được sử dụng với đối tượng dự thi là cá nhân.
b. Yêu cầu:
- Xuất phát từ khái niệm trên, yêu cầu đặt ra đối với công tác tổ chức hội thi hùng biện là việc lựa chọn đề tài hùng biện phù hợp với mục đích và đối tượng của hội thi. Đề tài hùng biện phải là vấn đề chính trị – xã hội nóng bỏng mà đoàn viên, thanh niên đang quan tâm, thu hút được sự quan tâm, tham gia của đông đảo đoàn viên, thanh niên. Nếu không đảm bảo yêu cầu tổ chức Đoàn sẽ không nắm được diễn biến tư tưởng, cũng như nhận thức của đoàn viên, thanh niên đối với các vấn đề chính trị xã hội nóng bỏng, từ đó sẽ không có định hướng kịp thời.
- Cần mời ban giám khảo là những người có uy tín trong xã hội để đảm bảo sự khách quan trong kết quả hội thi cũng như kịp thời định hướng cho đoàn viên, thanh niên nếu thí sinh dự thi có biểu hiện lệch lạc về nhận thức.

3. Tổ chức thi đố kiến thức
a. Khái niệm:
Thi đố kiến thức là một hình thức giáo dục sinh động, phong phú và hấp dẫn. Có nhiều cách thức tổ chức thi đố kiến thức khác nhau như: đố vui, trắc nghiệm, hái hoa dân chủ, một số hình thức mới như: chiếc nón kỳ diệu, đường lên đỉnh Olympia, hành trình văn hóa, vui để học. Tùy theo đối tượng cụ thể và điều kiện tổ chức mà chúng ta lựa chọn hình thức thi đố kiến thức cho phù hợp.
b. Yêu cầu:
- Tổ chức thi đố kiến thức cũng cần xác định giới hạn nội dung cụ thể của hội thi về một lĩnh vực nhất định, ví dụ hội thi tìm hiểu Nghị quyết Đại hội Đảng lần IX, Nghị quyết Đại hội Đoàn thành phố lần VII, hội thi tìm hiểu về một văn bản pháp luật (luật lao động, luật phòng chống ma túy, luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em, luật an toàn giao thông đường bộ).
Lưu ý: khi sử dụng hình thức tổ chức hội thi, các cơ sở Đoàn cũng có thể kết hợp các hình thức nói trên để tạo sự phong phú hấp dẫn cho hội thi. Ví dụ như kết hợp thi đố kiến thức với thi hùng biện hoặc thi thuyết trình. Trong trường hợp này những người hùng biện hay thuyết trình vẫn là những cá nhân nhưng họ sẽ đại diện cho tập thể để trình bày về nội dung thi và đó là ý kiến tập thể mà họ đại diện.

TỔ CHỨC HỘI DIỄN VĂN NGHỆ


I. HỘI DIỄN VĂN NGHỆ
Hội diễn văn nghệ là cuộc trình diễn nhiều tiết mục văn nghệ (của 1 hay nhiều đơn vị) thuộc ngành sân khấu như: ca, kịch, tấu hài, hò, vè, hát ru, tuồng, chèo... ở một thời điểm và không gian nhất định.

II. TỔ CHỨC HỘI DIỄN VĂN NGHỆ


1. Công tác chuẩn bị:
a. Nắm cho được mục đích yêu cầu đợt hội diễn văn nghệ:
Người tổ chức phải tự trả lời được với chính mình và mọi người: hội diễn văn nghệ kỳ này nhằm mục đích gì? Chào mừng các ngày lễ lớn? Hay tiếp tục truyền thống hàng năm? Chuẩn bị lực lượng mới để tham gia một hội diễn văn nghệ khác... Tuy nhiên cần hiểu rõ các ý cơ bản sau: yếu tố nào có trong hội diễn văn nghệ nhằm để giáo dục, để rèn luyện, để giải trí...? Từ đó có đề ra các yêu cầu cụ thể cho từng thành viên, đơn vị... khi tham gia hội diễn.
b. Dự kiến các nội dung: Nội dung hội diễn văn nghệ cần thể hiện điều gì? Chủ đề? Đề tài? (phải xuất phát từ mục đích yêu cầu của đợt hội diễn).
c. Hình thức qui mô: Dự định qui mô đợt hội diễn kỳ này cỡ nào? Mời bao nhiêu đơn vị, cá nhân tham gia? Người xem? Giải thưởng? Hội diễn chia làm mấy đợt? Trang trí? Cổ động? Tuyên truyền? Thời gian? Giám khảo?
d. Thể loại: Bao nhiêu thể loại được tham gia: ca, múa, kịch, tấu hài...?
e. Đối tượng tham gia:
- Đối tượng: có khống chế độ tuổi không ? Chỉ trong đơn vị hay được mời gọi bên ngoài ? Chia hạng A, B, đẳng cấp trình độ cỡ nào không được tham gia?...
- Số lượng: tự do hay khống chế?
f. Thời gian: Dự kiến cụ thể thời gian đăng ký, tổng dợt, hội diễn. Thời gian cần có cho các đơn vị tập dợt, thời gian phổ biến kế hoạch, rút kinh nghiệm. Cách chọn thời điểm phù hợp hội diễn để nhiều người, nhiều đơn vị được tham gia đầy đủ.
g. Địa điểm: Cần chọn địa điểm thuận lợi cho đi lại ăn ở của các đơn vị, đại biểu, khách mời và cả người xem cổ vũ, thuận lợi cho thông tin tuyên truyền. Riêng sân khấu phải thỏa được các yêu cầu lúc biểu diễn: rộng, thoáng, nhiều lối ra vào, dễ trang trí, để âm thanh, nhạc cụ, vị trí ngồi giám khảo, khán giả.
h. Phương tiện phục vụ: Các loại phương tiện cho: biểu diễn, ăn ở diễn viên, đại biểu, di chuyển, trang trí, cổ động, y tế, nước uống, chụp ảnh, quay phim, hoa tặng, y tế, quà thưởng...
i. Ban tổ chức: Lập ra Ban tổ chức với đủ các thành phần, phụ trách các nội dung cụ thể.
Thí dụ:
- Ban tổ chức: trưởng ban, phó ban, ủy viên.
- Ban giám khảo: số lượng? trình độ? năng lực? (có mời lực lượng bên ngoài không?).
- Ban hậu cần, ban trang trí, tổ tuyên truyền.
- Bộ phận thường trực.
- Ban an ninh, trật tự, y tế.
- Bộ phận tiếp tân, ban nhạc, người dẫn chương trình.
j. Kinh phí: Tổng kinh phí dự kiến bao nhiêu? Phân ra cho từng bộ phận nhỏ. Người tham gia, đơn vị tham gia có đóng góp không ? Ai tài trợ ? ...

2. Viết kế hoạch hội diễn văn nghệ:
Từ nội dung chuẩn bị viết lại thành kế hoạch rõ ràng: mục đích, yêu cầu, đề tài nội dung, thể loại đối tượng được tham dự, số lượng, thời gian, địa điểm, ban tổ chức, cơ cấu giải thưởng... biện pháp thực hiện, tiến độ thời gian...

3. Phân công Ban tổ chức:
Từ dự kiến Ban tổ chức, ta nên tham mưu cho lãnh đạo có quyết định phân công cụ thể từng thành viên gắn với nội dung công việc từ chuẩn bị đến khi kết thúc hội diễn (để mọi người cùng có trách nhiệm với nhau trong các hoạt động phối hợp).

4. Lên dự trù kinh phí:
Dự trù thật chi tiết bắt đầu từ các bộ phận nhỏ. Lưu ý nếu có phối hợp với bên ngoài phải có hợp đồng cụ thể, rõ ràng, các chứng từ hóa đơn phải hợp lệ... để sau còn quyết toán.

5. Thông qua kế hoạch:
Kế hoạch trên phải được họp thông qua để có chủ trương rõ ràng. Thành phần họp nên mời đủ: đại diện cấp trên, các thành viên trong Ban tổ chức, đơn vị tài trợ (nếu có), đại diện lực lượng tham gia, các chuyên gia từng tổ chức hội diễn văn nghệ (nếu có) để được góp ý...
6. Phát hành kế hoạch, soạn điều lệ (nếu có):
Gởi kế hoạch đến các nơi để báo cáo và các đơn vị tham gia để biết (để dễ dàng cho lúc điều hành, cần thiết phải cụ thể hóa kế hoạch thành điều lệ hội diễn)

CÁC ĐIỀU CẦN LƯU Ý TRONG TỔ CHỨC HỘI DIỄN VĂN NGHỆ:


1. Trang trí sân khấu:
Hình thức trang trí sân khấu nên gắn chặt chủ đề, đề tài hội diễn, từ phông màu, logo, tránh quá cầu kỳ nhưng cũng không nên sơ sài cẩu thả.

2. Hóa trang, trang phục:
Cần qui định cụ thể trong điều lệ (diễn viên phải đẹp, trang nhã, lịch sự...).

3. Người giới thiệu, lời giới thiệu:
Nếu Ban tổ chức đảm trách thì cần chọn người am hiểu công việc, có đủ khả năng phẩm chất điều hành, nếu là công việc của các đoàn thì phải thông báo trước để các đoàn có chuẩn bị tập luyện.

4. Sắp xếp chương trình:
Có nhiều cách diễn như theo thể loại tiết mục, diễn chương trình, diễn theo thời gian được phân bổ… Để tránh khiếu nại, Ban tổ chức nên công khai để các đoàn, các đơn vị bốc thăm thứ tự biểu diễn của đơn vị mình, thông báo rõ qui định lúc diễn: thời gian cho chuẩn bị, thời gian được lố. Các bộ phận cần liên hệ trước như âm thanh, ánh sáng…

5. Cơ cấu giải thưởng:
Có nhiều dạng cơ cấu giải thưởng, nếu là hội diễn để tuyển chọn nhân tài.. nên cơ cấu theo huy chương vàng, bạc, đồng, khuyến khích ; nếu là hội diễn phong trào nên cơ cấu giải thưởng theo dạng giải A, B, C, khuyến khích; ngoài ra nên thêm các giải đặc biệt cho phong cách, chất giọng, bài hát, tự biên, tự dàn dựng, giải diễn viên tuổi cao nhất, trẻ nhất, trang phục… Giải A, B, C có thể chọn từ điểm cao nhất trở xuống, hoặc đủ chuẩn điểm. Tuy nhiên cũng cần tránh hiện tượng chất luợng hội diễn không cao nhưng giải thưởng lại quá nhiều.

6. Cách chấm điểm:
Tùy theo tính chất và qui mô của mỗi hội diễn mà cách chấm điểm của Ban giám khảo khác nhau: nếu là hội diễn phong trào thì không nên chấm điểm công khai để sau khi có kết quả cần hội ý với Ban tổ chức để phân bố giải thưởng, ngược lại sẽ chấm công khai cho từng tiết mục sau khi diễn xong, cơ cấu điểm nên có các nội dung:
- Nội dung bài hát - chất giọng - nhịp điệu - hóa trang (nếu có) - (căn cứ chủ đề) - phong cách biểu diễn (tổng số điểm nên là 10, cơ cấu từng nội dung do Ban tổ chức qui định).

7. Ban giám khảo:
Nên chọn người am hiểu, có chuyên môn, đủ uy tín (tránh hiện tượng ai làm cũng được) sẽ không chính xác vừa kém hiệu quả cho công việc nhận xét góp ý rút kinh nghiệm.

8. Rút kinh nghiệm:
Để lần sau tổ chức tốt hơn, động tác sau mỗi hội diễn là phải rút kinh nghiệm. Nên mời đủ đại diện lực lượng tham gia, nhân sự Ban tổ chức ở các bộ phận. Nội dung rút kinh nghiệm cần tập trung:
- Chuyên môn (biểu diễn, phục vụ biểu diễn, điều hành, kết quả…)
- Phục vụ: ăn ở, đi lại (diễn viên, đại biểu, khán giá…)
- Tuyên truyền, cổ động, trang trí…
- Thời gian: có phù hợp?
Cá nhân, tập thể làm tốt, chưa tốt… Bài học kinh nghiệm cần phát huy và khắc phục.

9. Thu hồi vật dụng:
Kiểm tra thu hồi lại toàn bộ vật dụng, nghiệm thu công việc, kinh phí Ban tổ chức, quyết toán kinh phí kết thúc hội diễn. Làm thư cảm ơn, thông báo, báo cáo kết quả đạt được.
Về Đầu Trang Go down
 
Một số hội thi thường tổ chức tại chi đoàn
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
ĐOÀN PHƯỜNG 13 :: Hoạt động :: Tài liệu phục vụ công tác-
Chuyển đến